Hỏi:
Năm nay tôi 75 tuổi. Nhân lúc vẫn còn minh mẫn, tôi
muốn lập bản di chúc để định đoạt khối tài sản của mình sau khi tôi mất. Xin hỏi
luật sư, tôi nên làm những gì để tránh rắc rối về sau? Tôi cảm ơn!
Trả
lời:
Chào bạn, trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng
và gửi câu hỏi tư vấn đến Luật Hồng Thái. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được
đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều
641- Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc tự mình lưu giữ, quản lý di chúc
hoặc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác
giữ bản di chúc. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc
thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về
công chứng.
Cách làm một bản di chúc đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật (ảnh minh họa)
I. Thủ tục
lập di chúc
Vì bác không nêu rõ bác muốn lập di chúc
dưới hình thức nào nên chúng tôi xin được đưa ra trường hợp sau:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng: Theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, đối với loại di chúc này thì bác phải
tự viết và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định
của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di
chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được
hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngoài các nội dung trên di chúc có thể có
các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di
chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc
điểm chỉ của người lập di chúc.Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì
người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy
xóa, sửa chữa.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm
chứng: Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bác không tự mình viết bản di
chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di
chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Bác phải ký hoặc điểm chỉ
vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận
chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Nội dung của di
chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự
2015.
Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi
người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên
quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực
Theo quy định tại Điều 635 và 636 Bộ luật
Dân sự 2015, bác có thể lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc
Ủy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục sau:
- Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội
dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của
Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Công chứng viên hoặc người có
thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà
người lập di chúc đã tuyên bố.
- Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm
chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và
thể hiện đúng ý chí của mình.
-Bước 4: Công chứng viên hoặc người có
thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Lưu ý: Nếu người lập di chúc không
đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được
thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận
bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
II. Các
giấy tờ cần chuẩn bị
- Chứng minh nhân dân/
Hộ chiếu của người lập di chúc và người hưởng di sản;
- Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy tờ chứng minh
quyền sở hữu tài sản nếu tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu: đăng ký xe ô tô/
xe máy; sổ tiết kiệm…..
Về việc công bố di chúc,
theo quy định tại Điều 647 - Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp di chúc bằng văn
bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người
công bố di chúc. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc
thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ
định hoặc có chỉ định, nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì
những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc. Người nhận
được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. Trường
hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra
tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Xin lưu ý với bác một
việc, là khi lập di chúc nên công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc
chứng thực tại UBND xã, phường nơi bác sinh sống hoặc nếu không công chứng,
chứng thực thì phải có người không liên quan đến tài sản thừa kế làm chứng. Mặc
dù Bộ luật Dân sự vẫn coi di chúc miệng, di chúc không có người làm chứng là
hợp lệ nếu đáp ứng một số điều kiện, song trên thực tế khi có tranh chấp xảy
ra, việc chứng minh di chúc miệng, di chúc không có người làm chứng là di chúc
hợp lệ rất khó khăn, dẫn đến tình trạng ý chí phân chia di sản của người để lại
di chúc có thể sẽ không được công nhận.
Chẳng hạn như bác chỉ có
di chúc viết tay không có người làm chứng. Nếu người khác cho rằng di chúc đó
không phải do bác viết và cũng không còn bút tích nào khác của bác để lại thì
sẽ rất khó chứng minh bản di chúc đó có phải của bác hay không.
Trên đây là tư vấn của Luật Hồng Thái về vấn đề
lập di chúc , nếu còn thắc mắc liên hệ tới tổng đài 19006248 để được hỗ trợ cụ
thể hơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.Ly
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy... |
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi... |
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi.. |