Quy định của pháp luật
Về
giao nộp tài liệu, chứng cứ được quy định tại Điều 96 BLTTDS 2015. Cụ thể như
sau:
“Điều 96. Giao nộp tài liệu, chứng cứ
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có
quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa
án. Trường hợp tài liệu, chứng
cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán
yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự
không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng
cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài
liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại
Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án
phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội
dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản,
số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao
nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản,
một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng
cứ.
Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng
dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được
công chứng, chứng thực hợp pháp.
Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng
cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt
quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết
việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ
án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc
dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án
đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng
thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng
cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương
sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong
quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao
nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân
sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân
sự.
Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ
cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc
người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy
định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao
gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện
hợp pháp của đương sự khác.”

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 (ảnh minh họa)
Có
thể thấy, so với BLTTDS 2004 thì BLTTDS 2015 đã có bổ sung quy định mới chặt
chẽ hơn về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ, đó là:
–
Khi vụ án được giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm, theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS
2015 thì thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử.
Trường
hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự
mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp, đương
sự không giao nộp được đúng thời hạn vì có lý do chính đáng thì đương sự phải
chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.
Đối
với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc
tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết
vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại
phiên tòa sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ
án dân sự.
–
Khi vụ án được giải quyết tại Tòa án cấp phúc thẩm, việc cung cấp tài liệu,
chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 287
BLTTDS 2015, cụ thể như sau:
“Điều 287. Cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử phúc thẩm
Đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm:
a) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp
nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng;
b) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự
giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc
theo thủ tục sơ thẩm.
Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định
tại Điều 96 của Bộ luật này.”
Theo
quy định tại Điều 287 nêu trên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm,
đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây: + Tài liệu, chứng cứ mà
Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp
được vì có lý do chính đáng; + Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không
yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình
giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
–
Khi vụ án được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, việc bổ sung, xác minh
tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều
330 BLTTDS 2015, cụ thể như sau:
“1. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho
người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài
liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu
đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được
vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được
trong quá trình giải quyết vụ án.”
Theo
quy định tại khoản 1 Điều 330 BLTTDS nêu trên, trong thủ tục giám đốc thẩm,
đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp
sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao
nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu,
chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
–
Khi vụ án được giải quyết theo thủ tục tái thẩm, theo quy định tại Điều 357
BLTTDS 2015 thì các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như
các quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giám đốc thẩm. Dó đó, việc bổ sung tài
liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 330 BLTTDS 2015.
Từ
các quy định nêu trên, có thể xác định trong tố tụng dân sự đương sự giao nộp,
cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tới thời điểm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm. Trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ án, Tòa
án chỉ chấp nhận tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp nếu thuộc các trường
hợp BLTTDS 2015 quy định như đã nêu ở trên.
Thế nào là lý do chính đáng?
Tuy
nhiên, sẽ khó khăn cho người làm công tác giải quyết vụ án khi xác định thế nào
là có “lý do chính đáng” làm cho đương sự không thể
cung cấp được tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn?
Mặc
dù hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn thế nào là “lý do
chính đáng” làm cho đương sự không thể cung cấp tài liệu, chứng cứ đúng thời
hạn nhưng qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng:
Nghị
quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn
thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án
cấp sơ thẩm” của BLTTDS và Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ
hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa
đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, đều có hướng dẫn
“lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDS 2004. Theo đó, lý
do chính đáng được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường
trước được. Với các hướng dẫn này, có thể hiểu lý do chính đáng bao gồm sự kiện
bất khả kháng và trở ngại khách quan.
Đương
sự không thể giao nộp được tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn vì có lý do chính
đáng thì ngoài những lý do BLTTDS 2015 đã quy định, lý do chính đáng được xác
định bao gồm sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan và lý do chính đáng
khác.
Tuy
nhiên, BLTTDS 2015 cũng không có sự giải thích về sự kiện bất khả kháng, trở
ngại khách quan. Trong khi một số văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định
về sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, cụ thể:
+
BLDS 2015 giải thích về sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan như
sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại
do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không
thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể
thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;”
+
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã giải thích sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan như sau:
“13.Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan
tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ
của mình.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép”
Như
vậy, trong khi BLTTDS 2015 không quy định cụ thể, rõ ràng về lý do chính
đáng nói chung và lý do chính đáng mà đương sự không thể giao nộp tài liệu,
chứng cứ đúng thời hạn luật định và chưa có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thì khi xem xét, giải quyết các vụ việc dân sự cần cân nhắc, tham
khảo các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, tùy từng trường
hợp cụ thể, để xác định lý do chính đáng cho hợp tình, hợp lý.
Về
lâu dài, cần có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
T.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy... |
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi... |
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý |