Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Đương sự được cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án đến thời điểm nào?

(Số lần đọc 2670)
Với một vụ án dân sự, để bảo đảm phần thắng về phía mình, điều quan trọng nhất đối với đương sự là phải chứng minh các tình tiết có lợi cho mình trước Tòa án. Do đó, chứng minh trở thành vấn đề trọng tâm của tố tụng dân sự. Muốn chứng minh được, thì con đường tốt nhất cho đương sự là thu thập, cung cấp các chứng cứ cho Tòa án

Quy định của pháp luật

Về giao nộp tài liệu, chứng cứ được quy định tại Điều 96 BLTTDS 2015. Cụ thể như sau:

“Điều 96. Giao nộp tài liệu, chứng cứ 

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự. 

Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ. 

Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. 

Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự. 

Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.”

giao-nop-chung-cu.jpg

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 (ảnh minh họa)

Có thể thấy, so với BLTTDS 2004 thì BLTTDS 2015 đã có bổ sung quy định mới chặt chẽ hơn về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ, đó là:

– Khi vụ án được giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm, theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 thì thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử.

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp, đương sự không giao nộp được đúng thời hạn vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.

Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ án dân sự.

– Khi vụ án được giải quyết tại Tòa án cấp phúc thẩm, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 287 BLTTDS 2015, cụ thể như sau:

“Điều 287. Cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm 

Đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm: 

a) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng; 

b) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm. 

Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật này.”

Theo quy định tại Điều 287 nêu trên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây: + Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng; + Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.

– Khi vụ án được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, việc bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 330 BLTTDS 2015, cụ thể như sau:

“1. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 330 BLTTDS nêu trên, trong thủ tục giám đốc thẩm, đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

– Khi vụ án được giải quyết theo thủ tục tái thẩm, theo quy định tại Điều 357 BLTTDS 2015 thì các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giám đốc thẩm. Dó đó, việc bổ sung tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 330 BLTTDS 2015.

Từ các quy định nêu trên, có thể xác định trong tố tụng dân sự đương sự giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tới thời điểm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ án, Tòa án chỉ chấp nhận tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp nếu thuộc các trường hợp BLTTDS 2015 quy định như đã nêu ở trên.

Thế nào là lý do chính đáng?

Tuy nhiên, sẽ khó khăn cho người làm công tác giải quyết vụ án khi xác định thế nào là có “lý do chính đáng” làm cho đương sự không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn?

Mặc dù hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn thế nào là “lý do chính đáng” làm cho đương sự không thể cung cấp tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn nhưng qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng:

Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán  hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS và Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày  03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, đều có hướng dẫn “lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDS 2004. Theo đó, lý do chính đáng được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được. Với các hướng dẫn này, có thể hiểu lý do chính đáng bao gồm sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan.

Đương sự không thể giao nộp được tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn vì có lý do chính đáng thì ngoài những lý do BLTTDS 2015 đã quy định, lý do chính đáng được xác định bao gồm sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan và lý do chính đáng khác.

Tuy nhiên, BLTTDS 2015 cũng không có sự giải thích về sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Trong khi một số văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, cụ thể:

+ BLDS 2015 giải thích về sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;”

+ Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã giải thích sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan như sau:

“13.Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ của mình. 

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”

Như vậy, trong khi BLTTDS 2015 không quy định cụ thể, rõ ràng về lý do chính đáng nói chung và lý do chính đáng mà đương sự không thể giao nộp tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn luật định và chưa có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì khi xem xét, giải quyết các vụ việc dân sự cần cân nhắc, tham khảo các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, tùy từng trường hợp cụ thể, để xác định lý do chính đáng cho hợp tình, hợp lý.

Về lâu dài, cần có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này.

    26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

T.L

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: 

Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? 
Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy...
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? 
Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi...
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ 
Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho...
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý 

TAGs:19006248 đương sự cung cấp giao nộp chứng cứ

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Tạm đình chỉ thi hành án
Nghĩa vụ của Bên cung ứng dịch vụ
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin thi hành án
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị Luật hàng đầu trong lĩnh vực thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án và xử lý thi hành án hiệu quả.
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.
trả lại đơn khởi kiện
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý vụ án dân sự
Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: - Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toàn án sơ thẩm chưa có hiệu lực. Vậy ai là người có quyền kháng cáo, kháng nghị.
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tén Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software